Sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) được coi là “tài sản” đặc biệt thiết thân của người lao động, là “của để dành” cho tuổi già.
Thời gian gần đây, hình thức vay tiền nhanh bằng cách cầm sổ bảo hiểm trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, cầm sổ bảo hiểm xã hội được bao nhiêu tiền, cầm ở đâu uy tín?
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về hình thức cầm sổ bảo hiểm xã hội, hãy cùng theo dõi nhé!
Sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Điều 18 Luật BHXH 2014 quy định, người lao động có các quyền:
Tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này; được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội;
Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo hình thức chi trả trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền…
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) từ năm 2014 thì người lao động có quyền được giữ sổ BHXH để quản lý theo dõi quá trình đóng BHXH của chủ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lợi dụng điều này, một số trường hợp người lao động đem sổ BHXH đi thế chấp ngân hàng thương mại để thực hiện các hợp đồng tín dụng.
Cầm sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Cầm sổ bảo hiểm xã hội là hình thức vay thế chấp bằng cách dùng sổ bảo hiểm xã hội làm tài sản đảm bảo.
Hiện nay, các ngân hàng hay công ty tài chính không cung cấp sản phẩm này mà chỉ có tại các đơn vị tư nhân.
Điều kiện và thủ tục cầm sổ bảo hiểm xã hội
Điều kiện cầm sổ bảo hiểm xã hội
- Là người lao động tại các cơ quan, công ty, xí nghiệp…được đóng bảo hiểm xã hội theo quy định Nhà nước.
- Người cầm sổ bảo hiểm phải là người không có dính tiền án, tiền sự hoặc đang chịu án treo của pháp luật Việt Nam.
Thủ tục cầm sổ bảo hiểm xã hội
- CMND hoặc thẻ căn cước bản chính.
- Sổ bảo hiểm xã hội gốc có giá trị sử dụng.
- Sổ hộ khẩu chính chủ.
Cầm sổ bảo hiểm được bao nhiêu tiền?
Tùy theo nhu cầu vay và giá trị sổ bảo hiểm xã hội, mà dịch vụ cầm đồ của chúng tôi có thể cho vay từ 10 đến 50 triệu đồng.
Nếu có các giấy tờ tùy thân khác như CMND, thẻ sinh viên, bằng lái xe, thẻ căn cước, sổ hộ khẩu, cavet xe… sẽ được hỗ trợ vay thêm từ 10 đến 30 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu bạn có tài sản khác có thể thế chấp thì khoản vay sẽ được duyệt nâng lên tùy theo giá trị tài sản đảm bảo như : Ô tô, Xe máy, Điện thoại, Bất động sản, Vàng, Trang sức, Laptop…
Cầm sổ bảo hiểm xã hội ở đâu uy tín?
Hiện nay các hệ thống cầm đồ uy tín như F88, VietMoney, Camdo24h…đều ngừng dịch vụ cầm đồ sổ bảo hiểm xã hội.
Nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ này thì chỉ có thể tìm đến các cửa hàng cầm đồ tư nhân. Tuy nhiên, hình thức này sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro.
Có nên cầm sổ bảo hiểm xã hội?
Theo Quyết định 1035 và Quyết định 595 của BHXH Việt Nam, trường hợp người lao động mang sổ BHXH đi cầm cố, thế chấp, sẽ không được cấp lại sổ. Ngoài ra, sổ BHXH cũng không phải là đối tượng tài sản được cầm cố, thế chấp hoặc mua bán theo quy định.
Điều 27 Nghị định 95/2013 quy định mức phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung liên quan đến việc hưởng BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp.
Hành vi cầm cố sổ BHXH của người lao động, sau đó làm thủ tục kê khai sổ BHXH bị mất, hư hỏng để xin cấp lại, đã thuộc trường hợp kê khai không đúng sự thật, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Sổ BHXH không có giá trị cầm cố. Việc thế chấp là tự phát, mang tính chất dân sự giữa hai bên.
Người lao động sử dụng sổ BHXH để mua bán, trao đổi, thế chấp thì khi có tranh chấp về pháp luật, người lao động sẽ chịu thiệt. Chính vì vậy người lao động tuyệt đối không thế chấp hay bán lại sổ BHXH của mình cho các đối tượng thu mua để phòng, tránh những tình huống xấu có thể xảy ra. Phải xem sổ BHXH là một loại tài sản đặc biệt gắn liền với nhân thân, quyền lợi không thể tách rời của người lao động.
Còn đối với người, đơn vị nhận cầm cố sổ BHXH, theo quy định tại Điều 28 quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 636/2016/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam, khi giải quyết hưởng BHXH một lần phải kiểm tra, đối chiếu các yếu tố về nhân thân, số sổ BHXH, dữ liệu về quá trình đóng BHXH của người lao động đảm bảo không giải quyết hưởng trùng.
Khi cơ quan BHXH giải quyết chế độ BHXH cho người lao động, phải căn cứ trên dữ liệu về quá trình đóng BHXH của người lao động trên phần mềm, nên chỉ giải quyết chế độ 1 lần, không thể giải quyết trùng lần nữa được.
Vì vậy, cầm cố, thế chấp sổ BHXH sẽ là “thiệt đủ đường” cho cả các bên tham gia cầm cố. Trong đó, hệ lụy lớn nhất là quyền lợi của người tham gia BHXH có thể “tiêu tan”. Người lao động cần chú ý bảo quản sổ BHXH của mình và cân nhắc kỹ càng trước khi mang đi cầm cố, tránh tình trạng “trắng” quyền lợi.
Có thể thấy, cầm sổ bảo hiểm xã hội là hình thức không được khuyến khích. Bạn nên sử dụng các tài sản khác để cầm cố như: cavet xe, laptop, đồ điện tử gia dụng, sim số đẹp…hoặc sử dụng dịch vụ vay tiền online chỉ cần CMND tại một số công ty và webapp uy tín.