Cầm cố và thế chấp tài sản là 2 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Vậy, cách phân biệt 2 biện pháp bảo đảm này như thế nào?

Khi gặp khó khăn về tài chính, hầu hết mọi người đều tìm đến các tổ chức tín dụng để vay tiền. Và để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hiện nay có khá nhiều hình thức cho vay khác nhau. Trong đó, cầm cố và thế chấp tài sản được đông đảo khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 hình thức vay này.

Để có thể phân biệt được cầm cố và thế chấp tài sản, hãy cùng camcotaisan.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khái niệm cầm cố và thế chấp là gì?

Để có thể phân biệt được cầm cố và thế chấp tài sản, trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm sau đây.

Khái niệm cầm cố và thế chấp là gì?
Khái niệm cầm cố và thế chấp là gì?

Cầm cố tài sản

Tại Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định: Cầm cố tài sản là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố. Việc bàn giao tài sản này nhằm đảm bảo người cầm cố thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ.

Thế chấp tài sản

Theo Điều 317, Bộ luật dân sự quy định: Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Theo đó, bên thế chấp không bàn giao tài sản cho bên nhận thế chấp.

Những điểm giống nhau giữa cầm cố và thế chấp tài sản

Cầm cố và thế chấp tài sản có nhiều điểm giống nhau nên nhiều người thường lầm tưởng 2 loại hình dịch vụ này là 1. Dưới đây là những điểm giống nhau mà bạn cần nắm rõ.

  • Đều phải tạo thành văn bản, hợp đồng nhằm mang tính bổ sung cho nghĩa vụ ở hợp đồng chính.
  • Đảm bảo các nghĩa vụ dân sự, nâng cao trách nhiệm của các bạn trong phạm vi hợp đồng thỏa thuận trước đó.
  • Tài sản của bên cầm cố hoặc thế chấp được phép giao dịch, có giá trị thanh toán cap.
  • Trường có người thứ 3 cùng sở hữu tài sản cầm cố và thế chấp. Bên cầm cố và thế chấp phải thông báo cho bên nhận cầm cố, thế chấp.
  • Trong một số trường hợp, bên cầm cố hoặc thế chấp được phép bán hoặc thay thế tài sản đảm bảo khác.
  • Hợp đồng cầm cố, thế chấp chấm dứt khi bên cầm cố thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng.
  • Tại Điều 303 Bộ luật dân sự, thế chấp và cầm cố có cùng phương pháp xử lý tài sản.

Phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản

Tuy cầm cố và thế chấp tài sản có nhiều điểm giống nhau. Thế nhưng, 2 cả đều tồn tại những điểm khác nhau dưới đây.

Tiêu chí Cầm cố Thế chấp
Căn cứ Tiểu mục 2 Bộ luật Dân sự năm 2015 Tiểu mục 3 Bộ luật Dân sự năm 2015
Định nghĩa Cầm cố tài sản là giao quyền sở hữu cho bên cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Thế chấp tài sản là dùng tài sản để đảm bảo nghĩa vụ nhưng không giao tài sản.
Chuyển giao tài sản Chuyển giao tài sản dưới dạng vật chất Không chuyển giao tài sản, chỉ chuyển giao các giấy tờ chứngminh tình trạng pháp lý của tài sản
Chủ thể Bên cầm cố, bên nhận cầm cố Bên thế chấp, bên nhận thế chấp và bên thứ 3 giữ tài sản thế chấp.
Tài sản Các loại tài sản có giá trị như động sản, giấy tờ có giá như trái phiều, cổ phiếu… Bất động sản, động sản, tài sản hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê…
Nghĩa vụ của bên nhận tài sản
  • Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố. Nếu mất mát hay hư hỏng phải bồi thường.
  • Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố.
  • Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn giấy tờ liên quan đến tài sản bên thế chấp. Đồng thời chịu trách nhiệm rủi ro về giấy tờ liên quan đến tài sản
Trả lại tài sản sau khi chấm dứt cầm cố, thế chấp Trả lại giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố.

Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng sẽ trả lại cho bên cầm cố, trừ khi có thoả thuận khác.

Trả các giấy tờ cho bên thế chấp đối với trường hợp bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
Hiệu lực đối kháng với người thứ 3 Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ 3 kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Nếu là bất động sản thì sẽ có hiệu lực

đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3 kể từ thời điểm đăng ký

Nên vay cầm cố hay thế chấp tài sản?

Từ bảng so sánh trên có thể thấy rằng, cả 2 hình thức vay trên đều mang trong mình những ưu, nhược điểm riêng. Chính vì vậy, tùy vào nhu cầu của bản thân cũng như khả năng đáp ứng điều kiện để lựa chọn hình thức vay phù hợp.

Nên vay cầm cố hay thế chấp tài sản?
Nên vay cầm cố hay thế chấp tài sản?

Trong trường hợp khách hàng đang cần tiền gấp để giải quyết nhu cầu cấp bách. Cầm cố tài sản sẽ là giải pháp tối ưu do thủ tục nhanh gọn, nhận tiền ngay trong ngày. Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý, lãi suất vay cầm cố thường cao hơn các hình thức vay thông thường.

Còn đối với những khách hàng chưa cần tiền gấp thì có thể cân nhắc lựa chọn vay thế chấp tại ngân hàng. Lãi suất vay thế chấp ngân hàng khá ưu đãi, thấp hơn nhiều so với vay cầm cố. Thế nhưng, thủ tục rườm rà, khắt khe nên không phải ai cũng vay được. Bên cạnh đó, vay ngân hàng thường mất nhiều thời gian hơn.

Trên đây cách phân biệt cầm cố và thế chấp mà khách hàng có thể tham khảo. Hãy cân nhắc kỹ nhu cầu của bản thân để lựa chọn hình thức vay tiền phù hợp nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trướcHướng dẫn vay tiêu dùng Fe Credit không thế chấp, lãi suất thấp 2023
Bài tiếp theoTop 5 địa chỉ cầm xe ô tô, giấy tờ xe ô tô uy tín nhất Việt Nam